Cách giặt giày tây sạch từ bên trong ra ngoài

Giặt giày tây thường ít được các quý ông quan tâm mà chỉ đánh si bên ngoài mang lại vẻ bóng lộn. Việc này tưởng chừng như vô hại nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh như nấm mốc, mùi hôi khó chịu, ẩm da do tiếp xúc với mồ hôi lâu ngày.

Nếu các bạn chỉ muốn vệ sinh nhanh giày tây thì tham khảo bài viết : Hướng dẫn vệ sinh giày tây nhanh không gây hư da . Chỉ mất vài phút đồng hồ thôi đôi giày tây của bạn sẽ trông giống như mới. Và đặc biệt với phương pháp làm sạch này bạn sẽ không tốn kém tiền bạc, thời gian và công sức đâu nhé.

LÝ DO NÊN GIẶT GIÀY TÂY ÍT NHẤT 1 TUẦN/ LẦN

Với môi trường công sở đôi giày tây luôn là lựa chọn hàng đầu của các đấng mày râu. Nhưng việc ngồi trong phòng máy lạnh hay di chuyển nhiều khi làm việc cũng dễ dàng khiến chân bạn đổ mồ hôi, chưa tính đến các trường hợp bụi bẩn, cát đất rớt vào. Về lâu dài đôi giày của bạn sẽ rất dơ là ổ của vi khuẩn, việc này gây ra các bệnh về da, móng cho chân của bạn. Nên việc giặt giày tây là điều cần thiết, nên thực hiện ít nhất 1 lần 1 tuần.

CÁC LỖI THƯỜNG GẶP KHI GIẶT GIÀY TÂY

  • Phơi nắng sau khi giặt xong ( làm giày bạc màu )
  • Không tháo hoặc không vệ sinh lót giày
  • Sử dụng không đúng dung dịch vệ sinh giày
  • Không phơi giày đúng cách

CÁC SẢN PHẨM CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI GIẶT GIÀY TÂY

  1. Dung dịch vệ sinh ( bọt hoặc gel )
  2. Bàn chải lông mềm
  3. Bàn chải lông cứng chà đế giày
  4. Bàn chải đánh răng cũ
  5. Thau nước sạch
  6. Dung dịch dưỡng da giày
  7. Khăn khô
  8. Acetol ( nước chùi móng tay ) và bông gòn
  9. Si đánh giày ( nếu cần thiết )

CÁC BƯỚC GIẶT GIÀY TÂY ĐÚNG CHUẨN

  • Bước 1: Với các loại lót giày tháo được chúng ta nên tháo riêng để tiện vệ sinh thật sạch
  • Bước 2: Ngâm hoàn toàn giày trong nước ( với giày da lộn bạn tham khảo bài viết : hướng dẫn giặt giày da lộn ), sau đó bỏ giày ra xịt trực tiếp dung dịch vệ sinh giày vào bên trong giày. Thời điểm này bạn sẽ dùng bàn chải đánh răng chà sâu bên trong để tạo bọt ( có thể sử dụng thêm 1 ít nước ). Để nguyên sau đó tiến hành bước thứ 3.
  • Bước 3: Xịt dung dịch lên bề mặt đế giày, dùng bàn chải vệ sinh đế giày để chà theo các chiều vân của bề mặt đế giày loại bỏ bụi bẩn.
  • Bước 4: Vệ sinh lót và bên trong giày. Lúc này xà bông đã ngấm bạn dùng bàn chải chà kỹ phần bên trong và đặc biệt bề mặt dưới của lót giày.
  • Bước 5: Sau đó tiến hành dùng bàn chải lông mềm vệ sinh bề mặt ngoài của giày.
  • Bước 6: Lấy khăn khô lau lại bề mặt và tiến hành phơi giày
  • Bước 7: Bạn để giày nghiêng 1 góc 45 độ, phơi gió tránh ánh nắng trực tiếp.

 

XỬ LÝ HẬU KỲ SAU KHI GIẶT GIÀY TÂY

Sau khi giày khô hoàn toàn, bạn dùng giấy báo, khăn giấy hoặc các sản phẩm hút ẩm và khử mùi giày nhét vào trong giày, có thể xử dụng thêm chai xịt khử mùi giày để diệt trùng hoàn toàn. Dùng Acetol và bông gòn chùi nhẹ các vết bẩn còn sót lại ở phần hông đế và thân giày. Sau đó dùng chai dưỡng da giày xịt một lớp mỏng lên bề mặt giày để tạo độ sáng bóng đồng thời dưỡng da giày khỏi bị tình trạng hư hỏng, nứt nẻ. Nếu muốn giày có độ nhám sang trọng thì chúng ta dùng khăn lau khô bề mặt giày sau khi xịt. Cuối cùng bạn có thể đánh si nếu cảm thấy cần thiết

X